Vay mua xe ô tô trả góp được không khi có lịch sử nợ xấu tín dụng?

Vay mua xe ô tô trả góp được không khi có lịch sử nợ xấu tín dụng?

Bị nợ xấu có mua xe ô tô trả góp được không?

Câu hỏi: Gần hai năm trước đây tôi có đứng ra vay hộ một người em họ trong gia đình một khoản vay tín chấp tiêu dùng tại công ty tài chính. Hiện nay tôi có nhu cầu vay tiền mua xe ô tô thì ngân hàng thông báo cho tôi biết rằng tôi bị nợ xấu căn cứ theo CIC nên không được cấp tín dụng. Lý do phát sinh nợ xấu là khoản vay tín chấp tại công ty tài chính không được người em họ thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Vậy bên dịch vụ hỗ trợ vay vốn có thể tư vấn cách nào để tôi có thể được duyệt vay mua xe ô tô được hay không?

Phần trả lời: Trường hợp theo câu hỏi của bạn cũng là vấn đề thắc mắc của khá nhiều khách hàng đã từng vay vốn tại các tổ chức tín dụng hiện nay gặp vấn đề trục trặc khó khăn khi đi vay vốn do phát sinh lịch sử nợ xấu tín dụng. Cho dù các món vay hộ cho người nhà, người thân quen, bạn bè, .. có thể có giá trị nhỏ, có thể chỉ là một vài triệu đồng nhưng nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc vay mượn sau này của bạn, thậm chí là bạn không thể vay được tiền nữa.

Như chúng ta đều biết rằng các khoản vay không được trả nợ đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng thì khoản nợ vay sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn. Khi một khách hàng liên tục có một món vay bị quá hạn thanh toán trong nhiều kỳ trả nợ, hoặc chỉ cần có một kỳ phát sinh thành nợ xấu thì người vay sẽ rất khó khăn để được xét duyệt vay vốn cho các lần tiếp theo. Lí do là vì các ngân hàng khi xem xét cấp tín dụng đều tham khảo thông tin lịch sử tín dụng CIC, trường hợp thông tin CIC thể hiện khách hàng có lịch sử nợ xấu thì điểm tín dụng cá nhân của khách hàng sẽ rất kém và rất khó để phê duyệt khoản vay mới cho khách hàng. Trung tâm CIC là đơn vị do ngân hàng nhà nước thành lập, có chức năng thu thập thường xuyên định kỳ các khoản vay tại tất cả các tổ chức tín dụng, từ đó sẽ xem xét và phân loại các khoản tín dụng và lưu trữ lịch sử tín dụng của khách hàng mà chúng ta vẫn gọi tắt là thông tin CIC của khách hàng.

Trong thực tế thì có rất nhiều trường hợp việc vay mượn hộ tiền cho nhau đã được thực hiện, như anh chị vay hộ em, bố mẹ vay hộ con cái, vay hộ nhau trong gia đình, bạn bè đứng vay giúp nhau, sếp đứng ra vay hộ nhân viên hoặc ngược lại, .. Việc vay tiền có thể dễ dàng thực hiện nhưng việc trả nợ đúng hạn thì khó khăn hơn. Trong các khoản vay đó nếu bị phát sinh thành nợ xấu sẽ khiến cho người đứng ra vay hộ cảm thấy ân hận, tiếc nuối. Vì vậy khi chuẩn bị đứng ra vay hộ một ai đó thì chúng ta cần cân nhắc cẩn thận xem có nên thật sự tin tưởng để giúp họ không, trong trường hợp bị phát sinh nợ xấu hoặc các rủi ro liên quan liệu bản thân có chấp nhận được hay không?

Một số lí do thông thường khiến một khoản vay có thể phát sinh thành nợ xấu

  • Tham gia mua hàng tiêu dùng trả góp nhưng không thanh toán đúng hạn như cam kết trong hợp đồng => nợ xấu 
  • Chi tiêu quá đà, lạm dụng sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát khả năng thanh toán => nợ xấu  
  • Sử dụng tài khoản thấu chi theo lương, khi dùng hết hạn mức thấu chi trong khi thu nhập đột ngột thay đổi, thất nghiệp không có tiền trả nợ => nợ xấu 
  • Người vay bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn đột ngột dẫn tới không có khả năng lao động để tạo ra thu nhập trả nợ hàng tháng => nợ xấu
  • Đứng ra vay hộ người khác trong khi người dùng tiền thực sự không có đủ khả năng tài chính để trả nợ => nợ xấu
  • Khách hàng không nắm rõ khoản phí phạt chậm thanh toán theo quy định hợp đồng dẫn tới không nộp đủ tiền trả nợ (bao gồm gốc lãi hàng tháng, phí phạt nộp chậm), trong khi chỉ mặc định thanh toán phần gốc lãi định kỳ => nợ xấu.
  • Và nhiều nguyên nhân đặc thù khác ...

Như vậy là các nguyên nhân có thể phát sinh nợ xấu có rất nhiều, trong đó việc đứng ra vay hộ cho người khác là yếu tố gián tiếp gây ra việc mất kiểm soát quá trình thành toán. Xét cho cùng thì khoản vay bị quá hạn chủ yếu là từ thái độ của người tiêu dùng và do chính người tiêu dùng quyết định không thể do yếu tố nào khác. Một số trường hợp vì có lịch sử nợ quá hạn nên nhiều người đã không thể vay vốn tại các ngân hàng khiến họ bị bỏ lỡ các cơ hội làm ăn, hoặc nếu sau đó có vay được thì sẽ tốn kém rất nhiều công sức, khó khăn, vất vả để vay được tiền. Để phòng tránh nợ xấu thì cách tốt nhất là người vay, người có trách nhiệm trả nợ cần nghiêm túc thực hiện thanh toán đúng hạn khoản vay theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Khi bị nợ xấu vẫn có thể tiếp tục được vay vốn ngân hàng

Khi đã có lịch sử nợ xấu trong vòng 01 năm tại thời điểm xét cấp tín dụng thì sẽ rất khó khăn để được duyệt vay vốn. Tuy nhiên cũng không phải tất cả các trường hợp bị nợ xấu tín dụng đều không được xét duyệt vay vốn ngân hàng mà còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào món vay, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, tình hình tài chính hiện tại, nghiệp vụ của bộ phận tín dụng và khẩu vị rủi ro của đơn vị kinh doanh cho vay.

Các khoản vay mà khách hàng có lịch sử nợ xấu tín dụng vẫn có thể xem xét trình ngoại lệ cho người vay nếu đơn vị kinh doanh thấy rằng khoản nợ xấu là phát sinh khách quan và khách hàng thực tế có tình hình tài chính rất tốt. Khoản nợ xấu là do lỗi khách quan từ phía bên cho vay hay vì nguyên nhân nào đó chấp nhận được. Khi đơn vị kinh doanh chấp nhận trình món vay cho khách hàng, nếu việc trình ngoại lệ cho họ được chấp thuận thì người vay vẫn được vay tiền ngân hàng bình thường, và trong thực tế trên thị trường thì vẫn có khá nhiều khách hàng vay vốn đã được phê duyệt món vay cho dù họ có lịch sử nợ xấu tín dụng. Bên cạnh đó, có một số phương án khác mà khách hàng có thể tham khảo áp dụng như thực hiện việc tất toán món vay bị nợ xấu và chờ đợi thêm một khoản thời gian tối thiểu 01 năm để thông tin tín dụng CIC về trạng thái bình thường, đủ điều kiện trình phê duyệt khoản vay. Hoặc khách hàng cũng có thể nhờ người thân quen đứng vay hộ giúp họ trong giai đoạn khó khăn này.